Môn WUSHU

Huấn luyện viên: Nguyễn Phước Xe – Phụ trách môn

Môn WUSHU

Wushu là một môn võ thuật xuất phát từ đất nước Trung Quốc vào những năm 1950 và bắt đầu du nhập vào Việt Nam năm 1990 với các nội đung thi đấu Thaolu và Sanshou.

- Wushu Thao lu (hay còn gọi là thi đấu quyền), có 15 bài quy định, thành tích thi đấu tính độ khó của bài thi, gồm các bài sau đây: Trường quyền, Đao thuật, Côn thuật, Kiếm thuật, Thương thuật, Nam quyền, Nam đao, Nam côn, Thái cực quyền, Thái cực kiếm, Bài quyền qui định 27 thức Dương gia, Bài kiếm qui định 33 thức Dương gia, Quyền qui định 42 thức Trần gia, Kiếm qui định 25 thức Trần gia, Đối luyện.

-  Wushu Sanshou (hay được gọi là Tán thủ) phân định thắng thua bằng cách thi đấu trong 3 hiệp, mỗi hiệp 2 phút, thắng 2 hiệp là thắng toàn trận), có 10 hạng cân nam (dưới 48kg, 52kg, 56kg, 60kg, 65kg, 70kg, 75kg, 80kg, 85kg và  90kg) và 8 hạng cân nữ (dưới 45kg, 48kg, 52kg, 56kg, 60kg, 65kg, 70kg và 75kg).

Kỹ thuật cơ bản của Wushu Sanshou gồm:
1. Đòn Tay tấn công hiệu quả, trúng đích và đủ lực vào vùng đầu được 1 điểm.

2. Đòn Chân tấn công hiệu quả, trúng đích và đủ lực vào vùng đùi hoặc hông đựợc 1 điểm. Đòn Chân tấn công hiệu quả, trúng đích và đủ lực vào vùng đầu hoặc thân mình đựợc 2 điểm.

3. Đòn Vật thực hiện hiệu quả:
Đánh ngã đối phương trong tư thế đứng được 2 điểm.
Đánh ngã đối phương trong tư thế năm trên dưới đựợc 1 điểm.

4. Đòn Bắt chân đánh ngã thực hiện hiệu quả:
Đánh ngã đối phương trong tư thế đứng được 2 điểm.
Đánh ngã đối phương trong tư thế năm trên dưới đựợc 1 điểm.

5. Kỹ thuật đánh đối phương ra đài hiệu quả được 2 điểm.
Ở Quảng Nam, Môn Wushu được tập trung chính thức vào Trường từ năm 2004 và chỉ đào tạo nội dung Sanshou. Trong giai đoạn này, các vận động viên Wushu được tập chung với môn Võ cổ truyền bởi tính chất thi đấu của hai môn này có nhiều điểm tương đồng nhau. Đến năm 2015, môn Wushu chính thức được tập luyện độc lập. Qua một thời gian xây dựng và phát triển, môn Wushu đã tham gia các giải đấu cấp toàn quốc và đã đạt được những thành tích đáng khích lệ như:

Năm 2015: 01 HCB và 03 HCĐ giải Trẻ toàn quốc, tại Ngệ An.
Năm 2017: 01HCB và 03 HCĐ giải Trẻ toàn quốc, tại Lào Cai.
Năm 2018: 01HCV, 03 HCĐ giải Trẻ toàn quốc, tại Vĩnh Phúc và 01HCB giải Cúp tại Đồng Nai.

Từ khi thành lập đến nay, môn Wushu còn gặp nhiều khó khăn như: Thiếu thốn về điều kiện trang thiết bị, dụng cụ tập luyện; là môn mới và phong trào tập luyện tại địa phương chưa phát triển ; khó khăn về công tác tuyển sinh; sự cạnh tranh khốc liệt của đấu trường toàn quốc. Tuy vậy, những năm gần đây bộ môn Wushu của tỉnh Quảng Nam đã dần khẳng định mình ở các giải trẻ quốc gia, đạt được những thành tích đáng tự hào, bộ môn có chiều hướng phát triển tốt cho những năm về sau.

Nhìn lại chặng đường đã qua, từ khi thành lập đến ngày hôm nay, bộ môn Wushu với đầy khó khăn thử thách nhưng bất cứ hoàn cảnh nào, bằng sự nỗ lực và đoàn kết của huấn luyện viên, vận động viên, các thế hệ thầy và trò bộ môn Wushu khắc phục những khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Lợi ích việc tập luyện TDTT ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay703
  • Tháng hiện tại21,072
  • Tổng lượt truy cập388,835
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây