Môn Võ Cổ truyền

Huấn luyện viên: Cao Khẩn – Phụ trách môn
Huấn luyện viên: Đặng Thị Thúy

Môn Võ Cổ truyền

 Võ cổ truyền Việt Nam ra đời từ rất lâu, đến khoảng năm 1925 lại được khôi phục song song với các môn võ ngoại quốc khác được đưa vào Việt Nam như: Quyền Anh (Boxing, Boxe), Thiếu Lâm (Shaolin)… Võ cổ truyền Việt Nam là tổng hợp các môn phái võ của dân tộc Việt Nam đã được phát triển rộng rãi ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước và nhiều quốc gia trên thế giới. Trên thế giới, theo thống kê ban đầu hiện nay Võ cổ truyền Việt Nam đang được giảng dạy và tập luyện ở 45 nước; ước tính khoảng 400 trung tâm đào tạo, huấn luyện, môn phái, võ phái, võ đường, câu lạc bộ với khoảng 900 nhà hoạt động võ thuật, võ sư chưởng môn, võ sư, huấn luyện viên và khoảng hơn 1 triệu lượt môn sinh qua các thế hệ, đã và đang theo học môn võ này.   

Về nội dung thi đấu, trong Võ cổ truyền có hai hình thức gồm: Thi đấu quyền và thi đấu đối kháng.

- Thi đấu Quyền gồm các bài quy định chung của Liên đoàn như sau: Lão hổ thượng sơn  , Lão mai quyền, Ngọc trảng quyền, Kim ngưu quyền, Tứ linh đao, Thái sơn côn, Thanh long độc kiếm, Siêu xung thiên, Bát quái côn, Độc lư thương, Hùng kê quyền, Bạch hạc sơn quyền, Huỳnh long độc kiếm.

- Thi đấu Đối kháng trực tiếp ở nội dung nam và nữ gồm 18 hạng cân theo qui định của Luật thi đấu Võ cổ truyền.
Tại Quảng Nam, môn Võ cổ truyền được hình thành từ khá sớm và cũng được tập trung đào tạo tại Trường Năng khiếu Nghiệp vụ Thể dục Thể thao ngay từ những ngày đầu thành lập cùng với các môn Bóng đá, Điền kinh, Karate, Taekwondo…

Hội Võ Cổ truyền Quảng Nam cũng được ra đời từ năm 2010, là tổ chức điều hành toàn bộ hoạt động của phong trào Võ Cổ truyền trên toàn tỉnh. Hiện nay, có 47 câu lạc bộ và võ đường, khoảng 2.000 đến 2.200 môn sinh đang tập luyện thường xuyên.
Qua 20 năm, môn Võ cổ truyền tham gia nhiều giải cấp Quốc gia và đạt được nhiều thành tích đáng được trân trọng. Trong bề dày thành tích đó điển hình một số thành tích và vận động viên (VĐV) tiêu biểu tại các kỳ Đại hội Thể thao toàn quốc như sau:

- Tại Đại hội Thể thao lần thứ IV, năm 2002 VĐV Cao Khẩn đạt huy chương Vàng ở hạng cân 54kg;
- Tại Đại hội Thể thao lần thứ V, năm 2006 VĐV Phan Văn Hải đạt huy chương Vàng ở hạng cân 68kg;
- Tại Đại hội Thể thao lần thứ VI, năm 2010 VĐV Đỗ Thị Ngọc Luận - Hạng cân 60kg, Võ Thành Long - Hạng cân 75kg đạt huy chương Bạc;

- Tại Đại hội Thể thao lần thứ VII, năm 2014 VĐV Nguyễn Thị Tân An – Hạng cân 65 kg đạt huy chương Vàng, VĐV Nguyễn Hồng Ninh – Hạng cân 68 kg đạt huy chương Bạc và VĐV Xa Bá Học ở hạng cân 64kg đạt huy chương Đồng;

- Tại Đại hội Thể thao lần thứ VIII, năm 2018 VĐV Nguyễn Hồng Ninh – Hạng cân 80kg đạt huy chương Vàng; Nguyễn Thị Diệp – Hạng cân 75kg đạt huy chương Bạc; Đỗ Thị Ngọc Luận, Trần Duy Bảo, Phạm Thị Tha, Đỗ Thế Vũ đạt huy chương Đồng.

Đặc biệt, tại giải Vô địch Võ cổ truyền Thế giới lần thứ II tổ chức tại Hà Nội, năm 2018 VĐV Nguyễn Hồng Ninh xuất sắc giành tấm huy chương vàng ở hạng cân 80kg.

Để tiếp nối bề dày thành tích của bộ môn, định hướng trong thời gian tới môn Võ cổ truyền sẽ tập trung tuyển chọn và xây dựng lực lượng vận động viên trẻ có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt để kế cận thế hệ vận động viên đi trước nhằm giữ vững thành tích môn và góp phần trong định hướng phát triển chung của nhà trường.  
 

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Lợi ích việc tập luyện TDTT ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay875
  • Tháng hiện tại21,800
  • Tổng lượt truy cập365,340
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây