Đánh giá thành phần cơ thể vận động viên Karatedo nữ cấp cao bằng thiết bị công nghệ T- Scan

Thứ ba - 23/12/2014 16:36 1.823 0
Trong hoạt động TDTT, thành phần cơ thể biến đổi phụ thuộc vào đặc điểm vận động của từng môn thể thao. Bởi vậy, nghiên cứu thành phần cơ thể cần phải tiến hành theo từng môn thể thao; giới tính; lứa tuổi; trình độ tập luyện.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
 
          Trong hoạt động TDTT, thành phần cơ thể  biến đổi phụ thuộc vào đặc điểm vận động của từng môn thể thao. Bởi vậy, nghiên cứu thành phần cơ thể cần phải tiến hành theo từng môn thể thao; giới tính; lứa tuổi; trình độ tập luyện. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thiết bị Body Composision Analysis T-Scan của hãng Jawon Medical, Hàn Quốc để đánh giá thực trạng thành phần cơ thể vận động viên karatedo nữ. Đây là những VĐV nằm trong danh sách 10 môn thể thao trọng điểm, tham gia thế vận hội olympic. Dựa trên kết quả đánh giá thực trạng thành phần cơ thể các bác sỹ, Huấn luyện viên thể lực có thể điều chỉnh có chế độ tập luyện, dinh dưỡng và chăm sóc y tế phù hợp với đặc điểm từng môn thể thao là việc làm nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe vận động viên.
 
2. Kết quả nghiên cứu
  
Jawon đã dùng phương pháp đồng vị phóng xạ định vị trên thiết bị Body Composision Analysis T-Scan để đo thành phần y sinh cho cơ thể. Dựa trên kết quả đo lường kết hợp với các yếu tố liên quan là chiều cao, cân nặng, tuổi, giới để xây dựng tiêu chuẩn phân loại thành phần cơ thể con người và tiêu chuẩn này được trình bày trong báo cáo kết quả được cài đặt trong chương trình phần cứng của thiết bị T-scan
 
Kết quả kiểm tra các chỉ số đánh giá thành phần cơ thể vận động viên Karatedo nữ cấp cao như sau:
 
Tổng lượng protein trong cơ thể :Protein là những đại phân tử, là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất cấu tạo nên các bộ phận của cơ thể. Vai trò của protein đối với cơ thể có thể nhận thấy ở mọi hoạt động chức năng:
 
Hình thành, duy trì và thay thế các tế bào trong cơ thể Protein chiếm tới 50% khối lượng khô của tế  bào và là vật liệu cấu trúc tế bào. Thiếu protein dẫn đến chậm lớn suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch  ảnh hưởng xấu đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
 
 Tham gia cấu tạo cơ bắp, máu, bạch huyết, hormon, kháng thể, các dịch thể... vì vậy protein có liên quan đến mọi chức năng sống của cơ thể (tuần hoàn, hô hấp, sinh dục, tiêu hóa bài tiết hoạt động thần kinh và tinh thần….)
 
Cần thiết cho chuyển hóa bình thường các chất ding dưỡng khác. Đặc biệt là vitamin và chất khoáng. Khi thiếu  protein , nhiều vitamin không phát huy đầy đủ chức năng của chúng mặc dù không thiếu về số lượng.
 
Kết quả kiểm tra cho thấy chỉ số tổng lượng protein trong cơ thể VĐV Karatedo nữ cấp cao đạt 11.1±0.50 kg khi đối chiếu bảng phân loại của Jawon  là cao hơn dải giá trị trung bình của người bình thường chỉ đạt từ 7.7 - 8.8 kg. Điều này có thể được lý giải là do nhu cầu tập luyện lượng protein tăng cao để áp ứng môn trình độ tập luyện của của nhóm vận động viên cấp cao là cao hơn, lượng cơ bắp nhiều hơn và protein là thành phần chính tham gia cấu tạo nên cơ bắp nên điều này là hoàn toàn phù hợp với trình độ tập luyện và thích nghi của VĐV với lượng vận động.
 
Tổng lượng khóang chất trong cơ thể
 
Khoáng chất đóng vai trò trong quá trình tăng trưởng và sự vững chắc của xương; Điều hòa hệ thống tim mạch, tiêu hóa và các phản ứng hóa học; Làm chất xúc tác tổng hợp enzyme; Là thành phần của chất đạm, chất béo trong các mô, tế bào; Có tác dụng phối hợp với các sinh tố, kích thích tố trong các chức năng của cơ thể; Giữ thăng bằng các thể dịch lỏng trong cơ thể. Nói chung, khoáng chất là những phần tử cần thiết cho các chức năng của cơ thể, từ hệ thần kinh cơ bắp tới điều hòa tiêu hóa hấp thụ chất dinh dưỡng, duy trì cân bằng chất lỏng trong và ngoài tế bào.
 
Mặc dù cơ thể chỉ cần một số lượng khiêm tốn, nhưng thiếu chúng là cơ thể trở nên suy yếu, kém hoạt động. Đối với VĐV cử tạ tập độ với cường độ lớn nhu cầu chất khoáng rất cao. Kết quả kiểm tra cho thấy chỉ số tổng lượng khoáng chất trong cơ thể Karatedo nữ cấp cao đều cao hơn dải giá trị bình thường theo tiêu chuẩn phân loại của Jawon Medical. Vì vậy, Tổng lượng chất khoáng trong cơ thể VĐV Karatedo nữ cao hơn người bình thường là kết quả của một quá trình thích nghi .
 
Trọng lương cơ xương:
 Có ba loại cơ bắp trong cơ thể: các cơ xương, cơ trơn và cơ tim. Cơ của con người cho phép con người cử động linh hoạt.
 
Cơ bắp (cơ vân):Có gần 650 loại cơ vân trong cơ thể người. Trọng lượng của các cơ bắp (Protein + nước)  chiếm gần một nửa trọng lượng của cơ thể con người. Cơ bắp bao gồm những mô cơ nối vào xương và khớp qua gân và dây chằng. Sự kết nối này giúp con người cử động, di chuyển một cách linh hoạt mỗi khi cơ co hay duỗi dưới sự điều khiển của hệ thần kinh vận động. Cơ bắp tăng trưởng và phát triển nhờ vào quá trình co-duỗi để thực hiên các động tác vận động diễn ra trong cuộc sống thường ngày. Tần số co duổi càng nhiều, cơ bắp càng được kích thích và phát triển.
 
Cơ trơn: Cơ trơn được tìm thấy trong nội bộ tiêu hóa của chúng ta, mạch máu, bàng quang, hô hấp và hệ thống sinh sản và chịu sự điều khiển của hệ thần kinh thực vật (hệ giao cảm và phó giao cảm)
 
 Cơ tim: Chỉ được tìm thấy trong trái tim. Nó có các thuộc tính của cả cơ xương và cơ trơn, ở chỗ nó có thể kéo dài giống như một cơ trơn và phối hợp co duỗi như một cơ xương. Điều này là cần thiết để tạo nên sự chuyển động bơm của tim.
 
 Đối chiếu với kết quả cho thấy trọng lương cơ trong cơ thể VĐV Karatedo  nữ cấp cao đều cao hơn dải giá trị bình thường theo tiêu chuẩn phân loại của Jawon Medical.VĐV  mang số hiệu N1 trọng lượng cơ thể là 55kg; trọng lượng cơ đo được là 38,3 kg cao hơn tiêu chuẩn là 2,2kg ( theo tiêu chuẩn của Jawon Medical: một người bình thường, trọng lượng cơ thể là 55kg thì trong lượng cơ đạt chuẩn là 36,1kg). Trọng lượng cơ của VĐV cao hơn tiêu chuẩn là kết quả của quá trình tập luyện môn Karatedo.
 
Mức độ mỡ nội tạng:
  
Mỡ nội tạng quá cao được coi là nguyên nhân trực tiếp làm tăng lượng mỡ trong máu, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh thông thường như bệnh mỡ máu và tiểu đường - làm suy yếu khả năng của insulin trong việc truyền năng lượng từ mạch máu và sử dụng nó trong các tế bào. Để phòng bệnh cũng như cải thiện tình trạng mắc các bệnh đó, điều quan trọng là cần phải cố gắng giảm mức mỡ nội tạng xuống mức có thể chấp nhận được. Những người có mức mỡ nội tạng cao thường có xu hướng bụng to.
 
 Theo Jawon Medical- một địa chỉ có kinh nghiệm về phân tích thành phần cơ thể đã phân loại mỡ nội tạng như sau: từ 1- 9 là bình thường; Từ 10-14 là cao và quá cao là từ 15 đến 30.
 
 Kết quả kiểm tra cho thấy tỷ lệ mỡ nội tạng của VĐV Karatedo nữ cấp cao đều nằm trong giới hạn dưới của giá trị bình thường, điều này có thể thấy đây là một sự thích nghi rất tốt, khả năng huy động năng lượng trong cơ thể hoạt động rất tốt, lượng mỡ thừa bám quanh các cơ quan nội tạng là rất nhỏ. Đặc biệt khi đối chiếu với thành tích thi đấu, những vận động viên đạt thứ hạng cao trong thi đấu có lượng mỡ bám quanh cơ quan nội tạng rất ít.
 
IV. Kết luận
 
Qua kết quả đo lường và phân tích thành phần cơ thể Karatedo nữ cấp cao chúng tôi đi đến một số kết luận sau:
         
1. Các chỉ số tổng lượng protein, tổng lượng khoáng chất và chỉ số trọng lượng cơ xương đều cao hơn dải giá trị bình thường theo tiêu chuẩn phân loại của Jawon.
         
2. Các chỉ số thành phần cơ thể về tổng lượng mỡ trong cơ thể và các chỉ số phân loại béo gầy trong đó các chỉ số khối, lượng mỡ thân thể, mức độ mỡ nội tạng ở VĐV Karatedo nữ cấp cao đều được đánh giá rất tốt khi đối chiếu với bảng phân loại mà Jawon đưa ra.

Tác giả bài viết: Nguyễn Đức Dũng - Trần Trọng Hùng Trường trung cấp cảnh sát vũ trang

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Lợi ích việc tập luyện TDTT ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay377
  • Tháng hiện tại14,107
  • Tổng lượt truy cập585,397
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây